> Malaysia áp thuế chống bán phá giá hơn 15% đối với thép từ Việt Nam
> Tương lai nào cho nghành thép năm 2019?
> Nghành thép 2019: Cạnh tranh khốc liệt
> ‘Cán cân quyền lực’ ngành thép năm 2019: Ẩn số Hòa Phát
Theo đó, ngày 8/3, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã thông báo kết luận điều tra cuối cùng và lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tấm inox có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Các sản phẩm này có mã HS: 7210.41.1100; 7210.41.1200; 7210.41.1900; 7210.41.9900; 7210.49.1100; 7210.49.1200; 7210.49.1300; 7210.49.1900; 7210.49.9100; 7210.49.9900; 7212.30.9000; 7225.92.9000, 7225.99.9000; 7226.99.1100; 7226.99.1900; 7226.99.9100; 7226.99.9900.
Trong quyết định cuối cùng, MITI kết luận hàng hóa bị điều tra đang bán phá giá vào Malaysia và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, có một nhà sản xuất thép tấm, xuất khẩu của Việt Nam và hai nhà sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc được kết luận không bán phá giá do giá xuất khẩu vào Malaysia của các doanh nghiệp này cao hơn giá bán nội địa. Vì vậy, lệnh chống bán phá giá không áp dụng đối với ba doanh nghiệp này.
Các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại của Trung Quốc bị áp thuế 3,76% - 16,13% (% giá CIF); và Việt Nam là 2,66% - 15,69%.
MITI cho biết Hải quan Malaysia sẽ thu thuế chống bán phá giá từ các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra. Thuế CBPG này là mức thuế nhập khẩu bổ sung và có hiệu lực trong 5 năm, từ 8/3 đến 7/3/2024.
Trước đó, ngày 24/7/2018, MITI đã khởi xướng điều tra vụ việc căn cứ vào đơn kiện của nguyên đơn là công ty thép FIW. Ngày 8/11/2018, MITI đã thông báo kết luận sơ bộ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với toàn bộ các nhà sản xuất, xuất khẩu từ hai nước.